Một lượng rác khổng lồ giăng kín hết các bãi cát. Ngoài số rác là các loại cây gỗ mục thường thấy được nước lũ mang từ thượng nguồn về,áctheochânlũkqxsmb 30 ngày loại rác phổ biến ở các bãi biển hiện nay là các loại chai nhựa và túi ni lông, phần thì nổi bập bềnh dưới nước, phần nằm hẳn trên bờ cát sau khi thủy triều rút xuống. Ngư dân ở các làng chài ven các cửa biển không thể nào chịu nổi mùi hôi thối từ những bãi rác khổng lồ như vậy.
Không thể đổ lỗi cho trời gây cảnh lũ lụt khiến người dân ở các làng chài ven biển phải hứng rác thải mà lỗi ở đây chính là từ ý thức của con người.
Ở cửa biển Sa Cần (Quảng Ngãi) - nơi mà rác thải nhựa lưu cữu hàng mét ngay dưới bãi cát đã được một nhóm thiện nguyện có tên "Tử tế với Sa Cần" dọn dẹp mấy năm nay rất sạch sẽ. Thế nhưng khi nhóm này hết "hoạt động" tại đây, rác thải nhựa đã trở lại như cũ sau một trận lũ.
Gần 1.000 người dọn rác bãi biển thôn An Vĩnh ở Quảng Ngãi
Bờ biển An Vĩnh thuộc xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), trong năm 2022, chính quyền địa phương đã "ra quân" 7 lần để dọn 20 tấn rác, nhưng chỉ cần qua một trận lũ vừa rồi, rác lại ngập cửa biển như chưa hề được dọn! Trong số rác thải nhựa đó có cả rác của chính người dân của địa phương đó thải ra.
Không một tổ chức nào có thể dọn sạch rác được nếu như bản thân mỗi người không tự ý thức được về tác hại của rác thải nhựa. Không có một loài tôm cá nào có thể "làm nhà xây tổ" ngay trên bãi rác thải nhựa ấy cả. Cứ sau mỗi trận lũ, rác thải nhựa lại cấp tập dồn về các cửa sông và bãi biển. Chính quyền địa phương ở những nơi này vô cùng mỏi mệt với việc phát động toàn dân dọn rác. Vì chỉ cần dọn sạch bãi biển hôm trước, hôm sau rác lại theo nước lũ tuồn về.
Đừng mơ đến việc thu hút du khách đến các bãi biển nếu vẫn còn những ý thức kém như thế.