Đây cũng là dịch vụ internet thế hệ tiếp theo đầu tiên trên thế giới,ốcramắtđườngtruyềninternetnhanhnhấtthếgiớigấplầnMỹcx 30 nhanh hơn 10 lần so với các hệ thống mạng hiện tại. Mạng đường trục có thể truyền dữ liệu với tốc độ 1,2 terabit (1.200 gigabit) mỗi giây giữa Bắc Kinh ở phía bắc, TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc) và TP.Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam, tờ South China Morning Post đưa tin hôm nay (14.11).
Hầu hết mạng đường trục internet trên thế giới hoạt động ở tốc độ 100 gigabit mỗi giây. Mỹ đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang Internet2 thế hệ thứ năm với tốc độ 400 gigabit/giây. Hàn Quốc mới đây cũng vừa tung ra mạng có dây 5G tốc độ ngang với Mỹ, theo tờ The Korea Economic Daily.
Đường dây cáp quang của Trung Quốc trải dài hơn 3.000 km, đã được kích hoạt vào tháng 7 và chính thức ra mắt vào hôm 13.11, sau khi vượt qua các bài kiểm tra vận hành. Thành tựu mới là kết quả của sự hợp tác giữa Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) và các tập đoàn China Mobile, Huawei Technologies và Cernet Corporation.
South China Morning Postdẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu cho biết tất cả phần mềm và phần cứng của hệ thống đều được sản xuất trong nước, với đội ngũ kỹ thuật chịu trách nhiệm cải tiến về mọi thứ, từ bộ định tuyến và bộ chuyển mạch đến kết nối cáp quang.
Kết nối Bắc Kinh-Vũ Hán-Quảng Châu là một phần của Cơ sở hạ tầng công nghệ Internet tương lai của Trung Quốc (FITI), một dự án được thực hiện trong 10 năm và là phiên bản mới nhất của Mạng nghiên cứu và giáo dục quốc gia Trung Quốc (Cernet).
Mạng đường trục mới đánh dấu một bước tiến khác của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nước ngoài về nguồn cấp bộ định tuyến và các thành phần khác của công nghệ internet.